Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Nguyên tắc sắp xếp kho hàng - Phần 4

Nội dung các phần


Phong cách thiết kế

Sau khi đã có những nguyên tắc cơ bản trong trưng bày, bạn hãy nghĩ một chuyện quan trọng hơn: cửa hàng của mình sẽ được thiết kế theo phong cách nào. Thật ra chuyện này thường được làm một cách vô thức và bị rập khuôn theo những cái khuôn bất hợp lý. Có thể có hàng loạt biến tấu của cửa hàng, nhưng tựu trung, có ba kiểu thiết kế cửa hàng cơ bản mà bạn cần xem xét:

1. Lưu thông theo các khối (thiết kế kiểu kẻ ô) 

Các quầy kệ được xếp thành các đường song song.
Mục đích là làm tăng tối đa không gian bán hàng.

2. Kiểu tự do

Tự do đi lại theo các hướng.
Các quầy kệ được đặt theo các kiểu mở (open).
Khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm.

3. Kiểu Boutique

Sắp xếp cửa hàng thành những khu vực phần nào riêng biệt với nhau, mỗi khu vực được xây theo một chủ đề mua sắm.
Kiểu này thường dành cho các cửa hàng chuyên.

sắp xếp kho hàng
Sắp xếp kho hàng cũng là một nghệ thuật
Bạn cần phải làm thoả mãn nhiều yếu tố trong cùng một không gian trưng bày: phải giới thiệu được tối đa hàng hoá tại tất cả các khu vực của cửa hàng, lại phải đảm bảo tầm nhìn từ lối đi chính đến các bức tường xung quanh. Cách sử dụng các kệ kho hàng trưng bày cũng phải chú ý rằng quầy kệ thấp để phía trước, cao dần về phía sau, và quầy kệ cao nhất để phía cuối.

Như thế, bạn sẽ thấy phong cách thiết kế thật ra khác biệt nhau ở hai điểm: lối đi và cách bố trí kệ sắt để hàng hóa, tủ và bài trí lối đi trong cửa hàng. Hiện nay, ngoài các trung tâm, người ta làm biến mất tối đa các tủ đựng sản phẩm mà quên rằng, nó lại có một giá trị lớn lắm: làm sang trọng hoá sản phẩm. Ngoài ra, các tủ còn làm tăng độ sáng bóng, lung linh của hàng hoá. Nhiều khách hàng còn mặc định một suy nghĩ: hàng nào trưng trong tủ thì là hàng “xịn” hơn.

Cho dù theo phong cách nào, thì vẫn phải chừa lối đi với bề rộng lối đi giữa hai dãy hàng là 1,2m. Tránh tuyệt đối việc thu hẹp không gian này. Vì bạn có nhớ cái lần gần đây nhất, mình đi mua hàng và cứ phải hót bụng, cố gắng lách đi giữa mớ hàng. Tâm trạng của mình không thể thoải mái được làm sao mà “thoả sức mua...”

Những câu hỏi quan trọng


Có lẽ, đây là một cuộc test nhỏ mà bạn có thể tự thân “xử lý” cho cửa hàng của chính mình. Đơn giản vô cùng: cầm lấy giấy bút và tuần tự trả lời nhóm câu hỏi này.

Việc mua hàng có dễ không?
“Dễ” ở đây lại mang hai nghĩa khác nhau: dễ chọn được món hàng, và nó dễ thuyết phục người mua rằng mua hàng của bạn là hợp lý nhất. Tôi đã từng rất phân vân trước một cái giỏ xách, mà xét về kiểu dáng, chất liệu và giá cả thì đều hài lòng. Nhưng vẫn phân vân, vì ngay bên cạnh có một cái giỏ xách khác na ná như thế, nhưng xấu xí hơn, chất liệu tồi hơn nhưng lại được bán với giá cao hơn. Thế là lo ngại mình mua nhầm hàng… chỉ có cái mã bên ngoài.

Kho hàng của bạn có rối không?
Ít nhất là đừng treo hàng hoá để cho khách tưởng là đang bước vào một cánh rừng. Điều này rất hay xảy ra ở cửa hàng quần áo, vì người bán có khuynh hướng trưng tất cả mẫu mã mình có ra bên ngoài. Và khách hàng bị lọt ngay vào ma trận, chỉ muốn… lui binh.
sấp xếp kho hàng
Sắp xếp kho hàng không hề đơn giản
Mua ở cửa hàng của bạn có chán không?
Cái này, thì phải có thời gian để biết “chán” hay không. Hãy chụp một vài bức ảnh từ trong ra ngoài cửa hàng. Sau đó, chừng một tuần sau, chụp lại cùng những góc ấy. Nếu nó vẫn y nguyên như thế, thì “chán” thật!

Bạn nhấn mạnh hình ảnh nào của kho hàng?
Kho hàng của bạn cần có sự nhấn mạnh nào đó. Thông thường thì sẽ dùng chính hàng hóa để trưng bày. Nhưng nếu phá cách hơn bạn cũng có thể thiết kế những giá kệ trưng bày hàng độc đáo để thu hút khách hàng. Cho dù quy mô chỉ nho nhỏ, nhưng người chuyên nghiệp thì cũng phải có một hình ảnh nhất quán. Kho hàng của bạn phải khác hơn những cửa hàng khác, thì khách hàng mới có hứng thú quay lại. Do đó, nhất thiết phải có một hình ảnh mạnh nhất.

Khách hàng có được “dẫn” vào kho hàng không?
À, cái này nó liên quan đến rất nhiều “chiêu” khác nhau. Nhưng bạn hãy nhờ một ai đó nói cho bạn biết, khi họ đi ngang qua, họ có muốn bước vào xem thử hay không. Nếu câu trả lời là không, thì bạn nên chờ xem những phần tiếp theo của loạt bài này rồi.

Khách hàng có cảm thấy bị ngộp không?
Trường hợp này hay xảy ra sau khi khách đã lựa hàng một khoảng thời gian nhất định. Và họ bị… mất phương hướng. Cực kỳ nguy hiểm, vì họ sẽ rất sợ nên chẳng muốn trở lại nữa. Nguyên nhân: bạn bày biện mọi thứ quá màu sắc và rất thiếu khoa học đấy thôi.

Xem thêm:
http://cokhi3s.vn/giai-phap-cho-ke-kho-hang-chat-hep-tai-ha-noi/
http://cokhi3s.vn/san-pham/ke-sat-de-nhua/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét